Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn F0 cách ly tại nhà

time Sunday, 25/07/2021
user Đăng bởi Trần thị lan anh

Hướng dẫn F0 cách ly tại nhà

Thông tin tham khảo từ Bộ Y tế, CDC

1Chuẩn bị 

2Chữa trị 

3Cấp cứu Người chăm sóc

Khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ, chỉ ho, mệt, sốt nhẹ và tự hồi phục sau 7-10 ngày, 20% bệnh nhân chuyển biến nặng, thường trong 5-8 ngày. Nếu biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước sau:

1) Chuẩn bị

Phòng cách ly: Phòng riêng, thông thoáng, có cửa sổ, khu vực vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt trong phòng, không nên dùng điều hoà).

Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt...

Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3.

Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).

  • Máy đo huyết áp

  • Máy đo oxy trong máu SpO2

2) Chữa trị

Các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải

  • Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
  • Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Ăn uống

  • Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước.
  • Bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày.
  • Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.
  • Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.

Kiểm tra

Đo thân nhiệt

Nếu sốt trên 38,5 độ C, có thể dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.

Đếm mạch

Vị trí đặt ba ngón tay như hình, bạn sẽ thấy mạch đập dưới tay mình.

  • Người lớn mạch bình thường 60-90 lần một phút, trên 100 hoặc dưới 50 lần, bạn nên báo y tế.
  • Trẻ mới sinh mạch bình thường 100-160 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 90-150 lần; 6-12 tháng tuổi 80-140 lần; 1-3 tuổi 80-130 lần; 3-5 tuổi 80-120 lần; 6-10 tuổi 70-110 lần; 11-14 tuổi 60-105 lần; 15-20 tuổi 60-100 lần.

Đo nhịp thở

Nằm thư thái 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.

  • Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.
  • Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần. 

Đo oxy trong máu (SpO2) theo hướng dẫn y tế

  • Từ 94% trở lên, người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
  • Cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện.
  • Thấp hơn 90%, là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.
  • 5 thắc mắc thường gặp khi bạn hoặc người nhà là F0

Khai báo

  • Ghi nhật ký hằng ngày về các triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu (không bắt buộc).
  • Cập nhật thông tin qua phần mềm hoặc thông báo cho cán bộ y tế.

>>> Xem thêm: Máy tạo oxy

3) Cấp cứu

Biểu hiện cần cấp cứu

  • Oxy trong máu dưới 94%
  • Nhịp thở nhiều hơn 24 lần một phút
  • Đau thắt ngực, khó thở khi vận động
  • Không thể nói đủ câu
  • Lẫn lộn về thời gian, địa điểm
  • Da xanh, môi nhợt
  • Không tự đi, cầm nắm, ăn uống được
  • Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

 Gọi 115 hoặc 1900 9095 hoặc 1022

Sở Y tế và CDC (*) các tỉnh

Bấm để copy số điện thoại

TP HCM08 6957 7133

Long An0723 826 330

Bình Dương0274 382 1785

Tiền Giang0273 387 2368

Tây Ninh0276 3822 474

Đồng Nai02513 897 208

Khánh Hòa0911 66 22 33

Bến Tre0868 457 691

Đà Nẵng0236 382 1469

Đồng Tháp0277 3852 756

Vĩnh Long0270 382 2431

Vĩnh Phúc0211 3862 646

Kiên Giang0886 86 13 14

Phú Yên0257 381 1167

Bà Rịa - Vũng Tàu0962 51 55 77

Hậu Giang02933 878 953

Hà Nội1900 3228

Hưng Yên0221 386 4138

Đăk Lăk0262 384 3770

Bình Thuận0252 382 1933

Ninh Thuận0259 382 3368

Cần Thơ0292 3822 351

Quảng Ngãi0914 021 022

* Trung tâm kiểm soát bệnh tật

4) Người chăm sóc

  • Trẻ em, người có bệnh nền nguy hiểm, người già không nên ở cùng bệnh nhân.
  • Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay.
  • Bỏ rác thải vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.
  • Rửa tay sạch, súc miệng nước muối.
  • Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12.

 

Nguồn bài viết : vnexpress

    Zalo 0
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: